Đau thắt lưng hông và đau thần kinh tọa là biểu hiện của thoát vị đĩa đệm và một số hội chứng khác như thoái hóa cột sống hay đĩa đệm… tác động lên vùng phân bổ rễ thần kinh ở đây. Nguyên nhân có thể do có sự chèn ép đột ngột do tác động bên ngoài vào cơ thể hoặc do ảnh hưởng của thời tiết.
Giải pháp để xử lý căn bệnh này hiện thời trên giới cũng như ở nước ta đa phần vẫn phải đưa dụng cụ vào cột sống chích dịch nhầy trong đĩa đệm ra để triệt tiêu sự chèn ép của nó vào đám rễ thần kinh rồi trông chờ vào sự tái tạo các vòng sợi của đĩa mà sức khỏe người dần hồi phục. Ngày nay với trình độ khoa học tiên tiến, người ta dùng dụng cụ mổ laze nhưng về nguyên tắc xử lý vẫn không thay đổi. Phương pháp tiên tiến nhất hiện nay là sử dụng sóng radio cao tần để giải phóng chèn ép là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất
Một ngày có 24 tiếng 8h khi ngủ trọng lượng cơ thể được đỡ bởi giường còn lại áp lực trọng lượng của nửa trên cơ thể đè xuống cột sống được tính như bảng sau :
Cột sống thắt lưng chịu nén:
- 25kg khi nằm ngửa
- 100 kg khi đứng thẳng
- 140kg trong tư thế ngồi và hơn
- 275kg trong tư thế ngồi nhấc vật nặng
Ngoài ra các động tác nhanh mạnh đột ngột kèm theo mang xách vật nặng làm tăng áp lực lên cột sóng thắt lưng một cách bất thường, vì vậy sau khi điều trị bệnh nhân phải tập bài tập treo người.
Chỉ cần một chiếc xà đơn, có thể tự tạo rất đơn giản từ một ống nước bằng thép có đường kính chừng 25mm, hoặc thân tre đực già được gối đầu lên hai điểm tựa. Chiều cao của xà phụ thuộc vào chiều cao của người tập. Nó cao bằng đúng tầm tay với của người tập.
Đặt xà nơi thoáng mát về mùa hè, ấm và tránh gió lùa về mùa đông. Dưới chân xà lấy chính tâm đo ngang sang hai bên khoảng 60cm lấy vị trí đặt hai viên gạch cao chừng 5-7cm làm nơi đặt hai chân trước và sau khi tập. Sau khi làm những động tác khởi động như hít thở nhằm giãn cơ thì bước hai chân lên bục, hai tay mở rộng bằng vai nắm lấy xà, tư thế thoải mái, buông lỏng toàn thân rồi thả hai chân vào khoảng không. Lúc này cột sống được kéo giãn ra và điều chỉnh hoàn toàn sinh lý bằng chính trọng lượng cơ thể người tập. Lên, xuống, nghỉ cũng đều phải đặt hai chân vào hai bục gạch rồi mới buông tay xuống để tránh dồn lực đột ngột vào đĩa đệm.
Mỗi lượt treo người 15 giây, mỗi lần treo khoảng 5 lượt, mỗi ngày làm 2 lượt. Tập phương pháp này, theo các bác sỹ Phòng khám Chuyên khoa Quốc Tế Việt Đức, dãn hoàn toàn cơ sinh lý, tự điều chỉnh sinh lý cột sống cũng như chiều cao giãn đốt cột sống, làm phục hồi vị trí nhân nhầy đĩa đệm, tăng cường độ bền vững của các dây chằng cột sống thắt lưng và các gân cơ ở rãnh cột sống. Dụng cụ tập, dễ làm lại rẻ tiền và rất an toàn, người tập chủ động thời gian.
Lưu ý khi tập:
– Không xoay, vặn, cúi, gập người hay mang vác, với hay xách nặng vật gì.
– Không chơi thể thao trong và sau khi điều trị trong vòng từ 3-6 tháng.
– Không ngồi lâu dưới đất, không ngồi xổm hoặc ngồi vắt chân chữ ngũ.
– Không nằm ngủ trên nền nhà vì khi dậy độ vươn cột sống quá dài. Người bệnh phải ngủ trên giường có độ cao vừa phải với tầm cẳng chân để nghiêng người thả hai chân xuống đất rồi mới đứng dậy.
– Không dậy theo tư thế bật người.
– Không ngồi và nửa nằm nửa ngồi theo tư thế vặn cột sống.
– Không nhấc, dựng chân chống giữa xe máy.
– Không đi dép, giày cao gót (đối với phụ nữ). Gội đầu trong tư thế nằm. Bơi và đi bộ rất có lợi cho người bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ về cách luyện tập cột sống hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Tuy nhiên việc tập luyện chỉ góp phần hỗ trợ trong việc điều trị bệnh do vậy nếu bạn có bất kì dấu hiệu nào về cột sống hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và phát hiện bệnh sớm.
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám Chuyên khoa Quốc Tế Việt Đức hoặc gọi Hotline : 0982.980.112
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!